Google Sandbox là gì ?
Là một sự trừng phạt của Google nhằm hạn chế thứ hạng của những webpage không tốt. Hay nói một các khác nó là một bộ lọc của Google để chặn nhưng trang web có nội dung và nguồn backlink không tin tưởng.
Dấu hiệu page của bạn bị Sanbox là : webpage ( webpage nhé không phải website ) của bạn đang có thứ hạng cao tự dưng bay đi chơi, mà gọi mãi không về. Đồng thời lúc đó page đó của bạn cũng mất index.
Nguyên nhân dẫn đến Google Sandbox là
- Website của ban bị dính link vào trang web có nội dung xấu.
- Trùng lặp nội dung, URL.
- Autoblog (blog tự động lấy bài) hoàn toàn rập khuôn rất dễ bị để ý
- Xây dựng backlink quá nhanh
Google Sandbox ảnh hưởng lên toàn bộ website?
Sandbox chỉ ảnh hưởng đến một số url có từ khóa cạnh tranh, URL có sự phát triển không tự nhiên. Với những URL mới thường bị kiểm duyệt bởi linkbox.
Cách thoát khỏi Google Sandbox?
- Check xem web có bị ảnh hưởng xấu bởi một lý do tác động bên ngoài nào đó hay không, rồi tìm cách xử lý.
- Bỏ bớt những bài viết copy và thay vào đó là những bài “tự viết” mới.
- Xây dựng lại các Backlink sạch, chất lượng cao như đặt textlink trên các website .edu, .gov … tuy nhiên không được đặt quá nhanh, nhiều cùng 1 lúc.
- Quảng cáo Google Adwords
Google Panda là gì ?
Google tung ra Google Panda để thay thế cho Google Cafein. Với tầm nhìn rõ ràng của Google Panda là loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, loại bỏ những website có thương hiệu kém… Google Panda là bộ lọc quan trọng để cải tiến các kết quả tìm kiếm mới của Google.
Google Panda và những thay đổi
Kể từ khi Internet bùng nổ và đặc biệt là sự phát triển nhanh đến không ngờ của các hệ thống mã nguồn mở (Open Source) như Joomla, wordpress…thì bạn không cần phải biết code mới có thể tạo ra được website. Giờ đây bạn có thể copy tin từ các nguồn khác nhau paste về website của bạn. Điều này dẫn đến sự bùng nổ của các website, với nhiều mục đích khác nhau như tạo website để bán quảng cáo, tạo website câu trafic, tạo website vệ tinh…Mọi người ít quan tâm tới người dùng sẽ cảm thấy như thế nào khi truy cập trên website của họ. Mọi người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề làm thế nào để website có thứ hạng cao hơn trên Google.
Cùng với sự phát triển tự động hóa, những công việc copy paste như trước đây thay bằng các tool tự động : tự động post bài, tự tìm bài liên quan, chèn link tự động…điều này đã làm xao nhãng thông tin, tạo ra vô số các website rác, có mật độ từ khóa không phù hợp, không liên quan. Nhưng tại sao trước thời điểm Google Panda ra đời, các website rác này vẫn có thứ hạng cao hơn những trang có nội dung gốc.
Tại vì hệ thống xếp hạng của Google trước đây xếp hạng dựa trên số lượng bài viết, dựa trên mật độ từ khóa, dựa trên số lượng liên kết…Những website rác lấn lướt trên bảng xếp hạng của Google khiến người dùng cảm thấy thông tin bị nhiễu khi tìm thấy quá nhiều trang không hữu ích và thoát ra ngay sau đó.
Google nhận ra đã đến lúc họ phải thay đổi, Google thay đổi các tiêu chí đánh giá chất lượng của một website, tăng cường bộ lọc, chuyển các tiêu chí đánh giá : chuyển từ số lượng sang chất lượng.
Google Panda thay đổi là để phục vụ người dùng hiệu quả hơn, cung cấp những website có nội dung chất lượng hơn. Và có 4 tiêu chí chính trong thuật toán Google Panda mà chúng ta cần lưu ý:
1. Thời gian khách truy cập trên website
Nếu người dùng tìm thấy những nội dung hữu ích và đáp ứng đúng nhu cầu của họ, khả năng họ ở lại trên website để tìm những thông tin liên quan là rất cao. Do đó các trang web mà người dùng giành nhiều thời gian để đọc và tìm những bài viết trên website sẽ được Google đánh giá cao.
2. Tỷ lệ Bounce Rate
Thuật toán Google đưa ra là khi một website người dùng thường xuyên truy cập sẽ là website có giá trị và không rơi vào bộ lọc của Google Panda
3. Tỷ lệ khách hàng quay trở lại
Một cách tuyệt vời để biết được trang web đang có thứ hạng cao trên bảng tìm kiếm của Google có hữu ích hay không chính là tỷ lệ khách hàng quay trở lại website. Google tin rằng chỉ có chất lượng website mới khiến người dùng quay trở lại website thường xuyên hơn.
4. Mạng xã hội
Mục đích của Google Panda là để giúp chọn lọc ra các website hoạt động thực sự bởi con người chứ không phải máy móc (Auto post). Do đó những mạng xã hội là tiêu chí đánh giá khá quan trọng khi tại đây những yếu tố tương tác rất mạnh chỉ có con người mới có thể làm được như trên Facbook, Youtube, Twitter…
3 tiêu chí đầu tiên liên quan khá nhiều đến Từ chuyên môn sử dụng trong Google Analytics. Các bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết liên quan đến google analytics.
(Sưu tầm và tổng hợp)