Facebook Google Bookmarks Linkedin MySpace Twitter Twitter

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn :
024 3998 3008
Hotline :
0912 79 0123

Tìm hiểu về chiến lược SEO chuyên nghiệp

Bookmark and Share

Làm SEO hiện nay ở Việt Nam đã không phải là điều gì mới mẻ, các bạn có thể dễ dàng lên mạng search các khái niệm, các thủ thuật về SEO một cách dễ dàng. Tuy nhiên rất ít thông tin hướng dẫn quy trình làm SEO một cách bài bản(trừ một vài lớp học được các công ty tổ chức với kinh phí tham gia không phải là nhỏ đối với tất cả mọi người). Tôi không phải là dân công nghệ thông tin nhưng cũng có chút duyên với việc làm SEO hồi mới ra trường cách đây vài năm khi làm cho 1 công ty về kinh doanh trực tuyến một thời gian sau đó thì nghỉ.



Đợt này lại có cơ hội quay trở lại làm SEO cho website để phục vụ cho business của mình. Tôi cảm thấy việc làm SEO khá thú vị, càng nghiên cứu càng có nhiều điều mới mẻ vì các thuật toán của các search engine thay đổi không ngừng. Với mục đích trao đổi, học hỏi việc làm SEO với mọi người, trước mắt là để các bạn newbie hình dung được việc làm SEO một cách có hệ thống, sau là có cơ hội nhận được những góp ý quý báu của các cao thủ nên tôi mạnh dạn viết loạt bài về hướng dẫn SEO cơ bản. Kiến thức là của nhân loại, tôi chỉ là người thu thập và thêm thắt chút ít, mong nhận được ý kiến của mọi người . Tôi chưa có điều kiện đọc hết các bài trên diễn đàn nên nếu có bài nào tương tự thì các bạn cho xin link để tôi dừng lại, tránh việc lãng phí thời gian của mọi người vào thông tin không có gì mới mẻ
Trong quá trình viết bài này mà các bạn có nhu cầu trao đổi về một vấn đề cụ thể nào đó về SEO, nếu trong khả năng tầm hiểu biết của tôi có khả năng thì cũng rất sẵn sàng giao lưu với phương châm vui là chính, còn nếu không trả lời được cũng mong các bạn thông cảm vì tôi không phải là SEO pro. Phương châm của tôi là “SEO for fun”

Các bạn đã quá quen thuộc với các khái niệm về SEO như “SEO là gì? SEM là gì? Backlink là gì?…” nên tôi sẽ không nhắc lại nữa. Bài đầu tiên này tôi sẽ khái quát hóa các bước đầy đủ nhất trong 1 quy trình làm SEO. Trong suy nghĩ của rất nhiều SEOers hiện nay, làm SEO tức là thực hiện 2 công việc: on-page & off-page nhưng thực ra đó chỉ giai đoạn giữa của quy trình làm SEO.

Nếu được xây dựng từ đầu thì quy trình làm SEO sẽ được tiến hành theo các bước cơ bản sau:
1. Xác định rõ mục tiêu
2. Xác định cách tiếp cận, quy mô của chiến dịch SEO
3. Hiểu nguyên lý làm việc của các Search Engine
4. Tìm hiểu các Search Engine hàng đầu hiện nay (Google, Yahoo, Bing)
5. Xây dựng chiến dịch SEO
6. Phân tích, nghiên cứu từ khóa, thứ hạng hiện tại của website, đối thủ cạnh tranh, phân tích và cuối cùng là xác định mục tiêu cần đạt được của chiến dịch SEO.
7. Tối ưu hóa website: tối ưu titles, meta tags, internal link, content, cấu trúc website, link building…
8. Mở rộng SEO: social media marketing, google adwords, local search, image, video, blog, mobile…

1. Xác định mục đích của việc làm SEO:
- Tại sao tôi cần làm SEO cho website của mình?
- Mục tiêu kinh doanh của công ty là gì?
- Mối liên hệ giữa website và công việc kinh doanh của công ty ở mức nào?
- Tôi muốn những đối tượng nào truy cập website của tôi?
- Tôi muốn khách truy cập làm gì trên website của tôi?
- Những phần nào của website mà tôi muốn khách truy cập nhiều nhất?

SEO là gì thì ai cũng biết rồi, nhưng có thật là tất cả mọi website đều cần SEO không? Chưa chắc! Những đối tượng sau không nhất thiết phải SEO cho site của mình:
- Bạn có 1 website lưu hành nội bộ, nơi lưu trữ các tools cho nhân viên hoặc chia sẻ tài nguyên cho nhóm bạn bè không muốn sự nhòm ngó của người lạ.
- Site của bạn quá nổi tiếng, doanh thu khá & bạn thỏa mãn với điều đó
- Công ty sắp phá sản, dự định đóng cửa trong 1 thời gian ngắn nữa, có SEO cũng không tăng được doanh số bán hàng vì SEO cần có thời gian.
….
Sau khi xác định được rằng việc làm SEO là cần thiết cho website, bước tiếp theo chính là xác định mục tiêu kinh doanh của công ty. Tất nhiên mục đích cuối cùng của tất cả các công ty là bán được nhiều hàng và thu được lợi nhuận, tuy nhiên việc vạch ra các mục tiêu cụ thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các features trên website.
Chẳng hạn xây dựng 1 website bán hàng online sẽ cần các chức năng khác với xây dựng website tin tức hay quảng bá thương hiệu của website. Tóm lại việc bạn cần làm là:
- Xác định mục tiêu chính, phụ.
- Vạch ra các features cần thiết để phục vụ cho mục đích đó.
Nếu như đã có sẵn website trước đó thì đánh giá xem đã có features nào rồi, mức độ đáp ứng so với yêu cầu ra sao. Các bạn có thể lập 1 bảng gồm các cột sau: mục tiêu chính(phụ) là gì? các features cần có để thực hiện mục tiêu này?đã có features nào rồi? Mức độ đáp ứng(rất tốt, tốt, bình thường, kém).

Ví dụ:
Mục tiêu chính: bán máy laptop ASUS model mới nhất
Mục tiêu phụ: giới thiệu các sản phẩm liên quan như chuột, bàn phím không dây…
Các features cần có: hiển thị hàng ở vị trí tốt nhất trên trang chủ, có phần hiển thị thông tin hình ảnh, cấu hình, giá bán, mua được online, thông tin cửa hàng….
Đánh giá: phần hiển thị có thể đặt ở vị trí tốt nhất (tốt), thông tin về hình ảnh: chỉ hiện thị được ảnh tĩnh(bình thường -> cần bổ sung thêm phần hình ảnh động, phóng to-thu nhỏ), chưa có chức năng mua hàng và thanh toán online(cần bổ sung)…

Sau khi xây dựng xong bản này, bạn sẽ có những định hướng cực kỳ rõ ràng là mình cần làm gì, như vậy các kế hoạch xây dựng SEO sau này sẽ có cái khung để làm căn cứ.

- Xác định mối liên hệ giữa website & công việc kinh doanh của công ty.
Nothing is perfect, khi bạn làm SEO cho một website của công ty kinh doanh đa ngành thì tất nhiên không thể SEO cho tất cả các sản phẩm, công ty muốn đẩy mạnh bán dầu gội, thì bạn không thể SEO với từ khóa “kem đánh răng” mặc dù đều là sản phẩm do cùng 1 cty sản xuất. Vì vậy khi làm SEO cần luôn nghĩ trong đầu mình làm SEO cho cái gì, những từ khóa nào là trọng tâm…

- Tôi muốn những đối tượng nào truy cập website của tôi?
Xác định rõ đối tượng cần thu hút cũng là việc làm quan trọng, nó sẽ tác động lên tỉ lệ ROI – thông số để chủ website đánh giá hiệu quả đầu tư khi thuê bạn làm SEO. Ví dụ khi bạn đi “quăng bom” backlink ở các website thì không thể vào forum người cao tuổi để quảng cáo đồ độ xe. Lập thông tin về đối tượng visitors nên có những thông tin cơ bản sau: độ tuổi, khu vực địa lý, nghề nghiệp…

- Tôi muốn khách truy cập làm gì trên website của tôi?
Bạn có thể điều khiển được khách truy cập website không? Câu trả lời là có nếu như bạn xây dựng được cấu trúc phù hợp (tất nhiên là phải nghĩ về mục đích dẫn dắt visitors trước đó).
Ví dụ bạn sẽ muốn visitors: đặt mua sản phẩm, điền form thông tin cá nhân để bạn có số liệu khảo sát khách hàng, subscribe vào mailing list, comment về sản phẩm, viết bài review, chia sẻ kinh nghiệm…
Sau khi xác định được 3 yếu tố: mục tiêu, đối tượng khách hàng, muốn khách hàng làm gì bạn sẽ xây dựng được công thức cho mình: để đạt được mục tiêu, tôi cần đối tượng khách hàng, thực hiện hành vi, trong chuyên mục.

Ví dụ: để bán được bình sữa, tôi cần khách hàng là 1 bà mẹ 35 tuổi, đặt mua trong phần đồ cho bé

Việc xây dựng điểm đầu và cuối của 1 chuỗi hành động của khách hàng cũng giúp cho bạn theo dõi và đánh giá được SEO campain nhờ Google analytics.

Nói thêm 1 chút về phần theo dõi và đánh giá SEO campaign. Nhiều người chưa đánh giá đúng vai trò của việc này nhưng tracking SEO campaign thực sự là một điều cần thiết bởi vì:

- Giúp loại bỏ những từ khóa, channels không hiệu quả: trong trường hợp SEO cho nhiều từ khóa, nhiều chanels cùng một lúc, bạn phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức. Nguồn lực là hữu hạn, vậy tại sao không tập trung vào những channels đem lại hiệu quả cao thay vì dàn sức cho tất cả. Cách duy nhất để làm được việc này là theo dõi các thông số của campaign.

- Stay up-to-date: Xác định chính xác keywords đem lại hiệu quả ngay từ đầu là cực khó, điều này chỉ có thể được kiểm chứng qua thời gian. Quy trình được thực hiện liên tục thử nghiệm từ khóa-loại bỏ từ khóa không hiệu quả-tiếp tục thử nghiệm…

Như vậy bạn đã hiểu được bước cơ bản đầu tiên trong quy trình làm SEO chính là xác định được mục đích, mục tiêu của SEO campaign. Có được kim chỉ nam cho hành động của mình thì sẽ đi đúng hướng, bác Hồ đã dạy thế mà

2. Bắt tay vào xây dựng SEO campaign, bạn cần trả lời các câu hỏi:
- Tôi thiết kế website theo kiểu business-to-business hay business-to-customer
- Tôi xây dựng cho một công ty(tổ chức lớn) với nhiều ban bệ, hay cho doanh nghiệp nhỏ hoặc rất nhỏ(chỉ có 1-2 nhân viên chẳng hạn )
Với mỗi một mô hình có những thuận lợi và thách thức khác nhau, bạn sẽ tận dụng những thuận lợi để làm điểm nhấn cho SEO campaign & lường trước được những khó khăn để có phương án khắc phục. Trong phần này tôi chỉ nêu một số điểm thuận lợi và khó khăn của từng mô hình để các bạn có thể hình dung sơ qua.

- Business-to-business :

+ Thuận lợi: bạn đã biết rõ đối tượng khách hàng của mình là ai nên có thể đoán đc phạm vi hoạt động của họ, các kênh thông tin mà họ quan tâm, từ đó có thể thông qua các kênh này để tiếp cận.
+ Khó khăn: Nếu như ngành nghề của công ty thuộc lĩnh vực ít người quan tâm thì rất khó để tăng traffic của site, cũng như có những bài viết hấp dẫn lôi kéo visitors. Cũng chính vì có ít visitors nên bạn sẽ có rất ít số liệu để đánh giá hành vi của họ trên site của mình nên không thể đưa ra được phân tích trong thời gian ngắn như những site có nhiều khách ghé thăm.
Như vậy giải pháp khi làm SEO cho những sites này là viết bài để cho khách hàng hiểu thật rõ về doanh nghiệp & nắm bắt được toàn bộ các thông tin họ cần một cách chính xác nhất.

- Business-to-customer:
+ Thuận lợi của loại hình này là đối tượng khách hàng rộng nên bạn có thể lôi kéo visitors ở những website thông thường. Những visitors đến site của bạn thông qua SE khả năng mua hàng không cao như B2B mà có khi đơn giản chỉ là đọc thông tin hay reviews về sản phẩm. Ở VN hiện nay có đến 80% shoppers tham khảo các reviews trên mạng trước khi mua hàng.
+ Khó khăn là làm sao biến những visitors thành khách hàng(tỉ lệ conversion cao). Theo 1 nghiên cứu (không rõ lai lịch ) thì khi khách ghé thăm website, bạn chỉ có 8 giây để thu hút sự chú ý của họ và cũng trong thời gian đó bạn phải nghĩ cách điều khiển hành vi của họ trên site của mình. Đó chính là việc bạn cần động não khi làm SEO cho B2C.

Thách thức tiếp theo là từ phía các đối thủ cạnh tranh. Trên internet, thế giới là phẳng nên không có gì ngạc nhiên khi 1 công ty nhỏ lại có keywords có ranking cao hơn các công ty nổi tiếng. Có thể bạn bất ngờ khi search 1 keyword ra địa chỉ website của công ty mà bạn chưa nghe nói bao giờ. Việc của bạn bây giờ chính là nghiên cứu họ và làm tốt hơn họ để đạt kết quả cao hơn trên SE.

- Làm SEO cho website quy mô lớn:
+ Thuận lợi: có nhiều tiền để làm SEO nên có thể đầu tư để mua các tool, thuê người viết bài. Bên cạnh đó do đã có nhiều dữ liệu từ trước nên sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá hành vi của người dùng, qua đó có thể đặt trong tâm SEO vào những phần nào đem lại hiệu quả cao.
+ Thách thức: với một website phân tầng và có dữ liệu lớn thì thực sự phải đầu tư rất nhiều thời gian để nghiên cứu về cấu trúc và mối liên quan giữa các phần nhắm tránh xung đột. Website nhiều thông tin cũng có nghĩa là đi kèm với nó là nhiều thứ thừa thãi nên việc tổ chức lại nội dung để SEO keywords theo content cũng là một việc cần nhiều thời gian.

- Làm SEO cho website quy mô nhỏ:
Thuận lợi: SEO campaign có thể chỉ do 1 người phụ trách nên sẽ không phải chờ sự thông nhất ý kiến của tất cả mọi người trong team trước khi đưa ra 1 quyết định nào đó. Lượng thông tin cũng cô đọng hơn nên bạn có nhiều thời gian đầu tư để đem đến những thông tin hữu ích nhất phục vụ khách hàng.

Khó khăn: bạn sẽ có ít thời gian để thực hiện SEO khi phải theo kịp tình hình kinh doanh của công ty, không có nhiều tiền để mua các công cụ SEO, ads, backlinks…

Như tôi đã nói ở đầu là bài này sẽ nhắm đến một quy trình tổng thể của việc làm SEO chứ không phải tập trung vào các tips cụ thể. Phần lớn các bạn mới làm SEO đều mới chỉ biết đến việc tối ưu hóa trang web của mình bằng các keywords, title, head…và post bài spam ở các forum lấy backlink và cũng chỉ hình dung rằng mình làm thế là tốt cho SEO nhưng thực sự để SEO thu lại kết quả ROI tốt thì còn nhiều điều cần tìm hiểu. Bản thân tôi cũng không biết hết nên post bài để có cơ hội trao đổi mở rộng kiến thức

3. Tìm hiểu nguyên lý làm việc của các Search Engine, xây dựng cấu trúc và nội dung của website theo hướng dài hạn và vững chắc(long-term).
Matt Cutts-nhân viên của Google đồng thời là một blogger rất nổi tiếng luôn khuyên các SEOers “các thay đổi về thuật toán của Google luôn nhằm đem lại kết quả thỏa mãn nhất cho users, vì vậy muốn xây dựng SEO lâu dài thì cần luôn tâm niệm trong đầu là mình làm SEO cho users chứ không phải cho spiders.”
Tôi đã từng mắc sai lầm khi mới làm SEO do quá nôn nóng nên tìm mọi cách, kể cả các thủ thuật backhat. Kết quả là khi thuật toán của Google thay đổi lại mất rất nhiều thời gian để chỉnh lại nhằm tránh vị phạt. Các bạn có thể thấy gần đây Google đã mạnh tay với các hành động không trung thực bằng các công cụ như Panda, Sandbox…để trừng phạt những trang đi copy nội dung từ chỗ khác. Một bài mới nhất được đăng trên searchenginejournal.com (25/11) về Panda Quit Blaming Your Suck on Panda cũng nói khá rõ về vấn đề này. Vậy tại sao chúng ta không giảm thiểu rủi ro bằng cách SEO whitehat ngay từ đầu!

Tôi sẽ không nói nhiều về cách thức làm việc của SE vì có lẽ các bạn đã nắm khá rõ. Đơn giản nếu ví spiders như một đàn ong đi kiếm mật(text) nó sẽ tìm đường theo các links, nếu link bị hỏng(broken or blocked) thì con ong sẽ mất phương hướng và sẽ bỏ đi hoặc không có mật (text) thì con ong cũng bỏ đi nốt. Vậy nên hãy cố gắng xây dựng nội dung, đường dẫn càng rõ ràng mạch lạc càng tốt, nó sẽ giúp cho Google index site của bạn dễ dàng hơn.

Về thuật toán xếp hạng của Google thì chẳng ai có thể biết được(trừ nhân viên của Google) nên cách tốt nhất là bạn nên theo dõi tin tức từ các blogers nổi tiếng trong lĩnh vực SEO để update thông tin(dạng rumor nhưng cũng chính xác tầm 80% ^^). Thêm 1 điểm mà cần lưu ý là Google cũng phân loại site khi ranking keywords, site bán hàng sẽ khác news, nên không nên lãng phí thời gian vào việc phân tích các site khác thể loại với cái mình đang làm.

(Sưu tầm)

Tags : 
Ý kiến nhận xét và đánh giá :
Hệ thống quản lý Hosting
Hệ thống quản lý Domain
Giá : 5.900.000 VNĐ
Mẫu website giới thiệu quán cafe
Giá : 7.000.000 VNĐ
Mẫu website kinh doanh bán cây cảnh
Giá : 5.900.000 VNĐ
Mẫu website kinh doanh sản phẩm công nghệ
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Trời Xanh
Giấy phép kinh doanh / MST : 0102505810
Địa chỉ : Số 128 ngõ Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng làm việc : Số 28B Ngõ 120 Phố Yên Lãng - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại : (024) 3998 3008 - Website : www.bluesky.vn - E-mail : info@bluesky.vn
Số lượt truy cập : 1.692.235
Đang online : 5
Forum BLUESKY Facebook BLUESKY BLOGGER BLUESKY Twitter BLUESKY
Website xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox 3.x, Opera 9x, IE 7 trở lên và Safari hoặc Chrome với độ phân giải 1024x768px. Google+