Việc xây dựng một website phù hợp là một bài toán khó cho doanh nghiệp cũng như các đơn vị làm IT chịu trách nhiệm phát triển website cho doanh nghiệp. Tuy nhiên bài toán này có thể trở nên dễ dàng hơn nhiều bằng việc sử dụng một hệ quản trị nội dung (CMS - Content Management System)
Wikipedia định nghĩa một hệ thống quản lý nội dung (CMS) như sau:
Hệ quản trị nội dung , cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (Content Management System) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất. Mới đây thuật ngữ này liên kết với chương trình quản lý nội dung của website. Quản lý nội dung web (web content management) cũng đồng nghĩa như vậy.
Các đặc điểm cơ bản của CMS bao gồm:
- Phê chuẩn việc tạo hoặc thay đổi nội dung trực tuyến
- Chế độ Soạn thảo "Nhìn là biết" WYSIWYG
- Quản lý người dùng
- Tìm kiếm và lập chỉ mục
- Lưu trữ
- Tùy biến giao diện
- Quản lý ảnh và các liên kết (URL)
- W-CMS (Web CMS)
- E-CMS (Enterprise CMS)
- T-CMS (Transactional CMS): Hỗ trợ việc quản lý các giao dịch thương mại điện tử
- P-CMS (Publications CMS): Hỗ trợ việc quản lý các loại ấn phẩm trực tuyến (sổ tay, sách, trợ giúp, tham khảo...)
- L-CMS/LCMS (Learning CMS): Hỗ trợ việc quản lý đào tạo dựa trên nền Web
- BCMS(Billing CMS): Hỗ trợ việc quản lý Thu chi dựa trên nền Web
- DotNetNuke (ASP.Net+VB/C#)
- Drupal (PHP)
- Joomla/Mambo (PHP)
- Kentico CMS (ASP.Net + VB/C#)
- PHP-Nuke (PHP)
- Rainbow (ASP.NET +C#)
- Typo3 (PHP)
- Xoops (PHP)
Ý kiến nhận xét và đánh giá :


