1. Ảnh đại diện
Ảnh đại diện (Avatar) là một hình ảnh nhỏ nằm bên dưới ảnh cover trong trang và nằm bên cạnh tên doanh nghiệp khi bình luận, chia sẻ thông tin. Ảnh đại diện không nhất thiết phải là logo của thương hiệu, hãy chọn hình ảnh đơn giản, bắt mắt và có thể bao quát lên nội dung. Hãy chắc chắn rằng nội dung của logo có thể nhìn thấy được khi bị thu nhỏ lại và hiển thị tốt trên các thiết bị di động như iPad, Smartphone..v.v.
2. Ảnh bìa (Cover)
Đây là một tính năng mới được Facebook đưa vào từ năm ngoái, đó là cơ hội tốt để bạn trình bày nội dung của doanh nghiệp bạn một cách đầy đủ và bao quát hơn so với kích thước bị giới hạn của avatar. Hãy tạo ấn tượng cho khách hàng bằng một cover bắt mắt, sáng tạo đồng thời bao quát những gì mà doanh nghiệp bạn muốn truyền đạt với khách hàng.
Bạn có thể đổi cover thường xuyên để cho khách hàng biết doanh nghiệp của bạn luôn có sự đổi mới tích cực, mỗi cover đừng nên sử dụng quá 6 tháng. Cũng nên dùng cover riêng khi có chương trình khuyến mãi, sự kiện.
Ảnh cover nên được đồng bộ hóa với ảnh đại diện, cả về màu sắc và bố cục giúp cho cover dễ nhìn và bắt mắt hơn. Điều này sẽ khiến khách hàng của bạn cảm thấy thích thú khi ghé thăm trang của bạn. Dưới đây là một số cách thiết kế ảnh đại diện và cover của một số doanh nghiệp nổi tiếng.
3. Icon và ảnh đại diện cho ứng dụng
Nếu các ứng dụng trong doanh nghiệp của bạn có ảnh đại diện và icon sẽ làm nó được chú ý hơn, bởi giờ đây Facebook không còn hỗ trợ tính năng đặt một trang ứng dụng làm trang mặc định khi truy cập vào trang nữa. Hãy chọn những icon và ảnh đại diện phù hợp với từng tab ứng dụng giúp doanh nghiệp của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
4. Khai thác ứng dụng và các tab
Hãy tạo một vài tab ứng dụng vào trang Facebook của bạn, trong đó bạn có thể chèn một số nội dung tùy chỉnh như RSS Feed, video, văn bản..v.v..Để có thêm cơ hội giới thiệu thương hiệu của bạn đến với công chúng. Các nội dung bên trong phải có liên quan mật thiết đến các dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn, tránh sử dụng chiêu trò câu Like mà sử dụng các ứng dụng vô bổ như xem bói, đố vui, bla bla….Chỉ làm tốn công sức và tiền bạc của bạn mà thôi.
5. Luôn làm mới nội dung
Nội dung ở đây mình không đề cấp tới các status, mà là những đoạn giới thiệu trong phần thông tin doanh nghiệp. Đừng viết một đoạn giới thiệu rồi đưa nó vào quên lãng, hãy làm mới nó vài ba tuần một lần khiến cho khách hàng cảm thấy bạn luôn mới lạ và điều đó nói lên doanh nghiệp bạn luôn có trách nhiệm với khách hàng. Ví dụ như nếu bạn đang kinh doanh quần áo trên Facebook thì hãy cập nhật những lời giới thiệu về thời trang mùa đông hoặc mùa hè khi thời điểm thích hợp đến.
6. Tập trung vào ngày thứ 6
7. Tạo ra những cập nhật ngắn
Tạo ra những nội dung ngắn, phù hợp với nội dung định hướng phát triển thương hiệu trên Facebook của bạn, sẽ giúp người dùng dễ theo dõi, và dễ dàng nhìn thấy hơn.
Theo kết quả nghiên cứu Budd Media: những nội dung có độ dài 100 – 140 ký tự sẽ có được sự tương tác và nhiều người có thể sẽ dễ dàng nhìn thấy hơn.
Theo Facebook, các bài viết gồm một album ảnh, hình ảnh hoặc video, dạng text có kèm theo hình ảnh, tạo ra sự tương tác cao hơn, với album ảnh là 180%, và video là 120%.
8. Cuộc thi – Sự kiện
Hãy dành thời gian lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi quy mô nhỏ trên Facebook sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên thú vị và sôi nổi hơn. Khi các bạn có sản phẩm mới hoặc một ý tưởng mới, hãy sử dụng các cuộc thi coi như đó là một công cụ tìm hiểu sở thích của khách hàng và sau đó chúng ta khai thác các dữ liệu đó để lập thành một chiến lược mới tốt hơn.
Ngoài những gợi ý trên, bạn phải luôn ghi nhớ rằng phong cách phục vụ và hỗ trợ khách hàng là một yếu tố rất quan trọng để phát triển một doanh nghiệp. Hãy cố gắng giải đáp thắc mắc của khách hàng sớm nhất có thể và phải luôn cho khách hàng thấy bạn có thể hỗ trợ họ mọi lúc mọi nơi, vì nếu bạn chăm sóc khách hàng không tốt thì sẽ là cơ hội để cho các đối thủ của bạn giành khách hàng về phía họ.
Ở trên là những gợi ý của mình để làm nổi bật thương hiệu trên Facebook. Do kiến thức còn giới hạn cho nên không thể nào tránh các vấn đề thiếu sót, nếu bạn có những ý kiến của riêng mình, đừng ngần ngại bày tỏ với mọi người và mình ở phần bình luận, hãy tích cực comment để hiểu hơn vấn đề qua đó mọi người có thể học hỏi lẫn nhau.
(Sưu tầm)